en

TÌM HIỂU VỀ CỖ MÁY IN TIỀN NƯỚC MỸ - FED from wisepowder's blog

FED có lẽ là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền (đô la Mỹ), đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ mà còn rất nhiều quốc gia khác. Kể cả bạn là một trader lâu năm hay chỉ là một trader mới vào nghề thì hẳn cũng đã từng nghe về FED. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về Tổ chức tầm cỡ này chưa?To get more news about cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, you can visit wikifx.com official website.

  1. FED là gì?

  Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907. Theo thời gian, các vai trò và nhiệm vụ của Fed đã được mở rộng và cấu trúc của nó đã thay đổi. Các sự kiện như Đại suy thoái thập niên 1930 là các nhân tố chính dẫn đến các thay đổi hệ thống.

  2. Sự ra đời của FED

  Vào năm 1791, Người đại diện của gia tộc Rothschild, ông Alexander Hamilton đã trình lên Quốc hội đề xuất thành lập First Bank of the United States (BUS1) nhằm mục đích giải quyết những vấn đề về tiền tệ. BUS 1 được tổng thống Washington ký thông qua và đi vào hoạt động trong 20 năm (1791 – 1812).

  Vào năm 1812, khi cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh nổ ra, Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn và các ngân hàng Hoa Kỳ gần như mất khả năng thanh toán do tình trạng nợ và chi phí hoạt động quân sự.

  Trước tình cảnh đó, Hoa Kỳ một lần nữa thành lập Ngân hàng trung ương – Second Bank of the United States (BUS2) sau khi tổng thống Madison đặt bút ký thông qua với thời gian hiệu lực là 20 năm (1816 – 1836).

  Sau nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng năm 1907, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhận thấy những yếu kém của hệ thống tài chính và đặt ra mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng và thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn.

  Sau nhiều cuộc họp thảo luận vô cùng kỹ lưỡng, vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Wilson đã ký quyết định thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang”, chính thức thành lập Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống, và do Thượng viện thông qua, đây chính là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ

  Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh, với nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.

  12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực (12 chi nhánh) được đặt tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco sẽ thực hiện các nhiệm vụ còn lại.


The Wall

No comments
You need to sign in to comment